1. Inox là gì?
Inox còn có tên gọi khác là thép không gỉ, là hỗn hợp gồm các kim loại như Niken, Crom, Đồng, Sắt, Cacbon, Mangan, Silic,… Chất liệu này nổi bật với độ bền cao, ít bị ăn mòn và bị đổi màu nên được ứng dụng chế tạo thành nhiều vật dụng trong đời sống hằng ngày.
Độ bền của inox phụ thuộc vào việc pha trộn các kim loại như Crom, Cacbon,… nhiều hay ít. Inox sẽ có khả năng chống oxy hóa tốt nếu trong thép có hàm lượng Crom cao. Hiện nay, các loại inox phổ biến mà người dùng thường gặp là inox 201, inox 410, inox 304, inox 301 và inox 430.
2. Inox có mấy loại ?
2.1. Inox 304/304L
Inox 304/304L là loại thép chứa tối thiểu 8% Ni, 16% Cr. Loại thép này có khả năng chịu ăn mòn cao, mềm, dễ uốn dễ hàn. Được sử dụng nhiều làm đồ gia dụng, bình chứa, ống công nghiệp, …
=> Xem bảng giá chi tiết hộp inox 304 tại đây.
=> Xem bảng giá chi tiết ống inox 304 tại đây.
2.2. Inox 201
inox 201 là một trong 200 loại inox phổ biến hiện nay. Vật liệu này còn được gọi là SUS 201 với thành phần chứa 16 – 18% Crom, 3,5 – 5,5% Niken. Đặc biệt là tỷ lệ Mangan và Nito cao, cụ thể như sau:
- Fe: 72%.
- Cr: 16 – 18%.
- Ni: 3,5 – 5,5%.
- Mn: 5,5 – 7,5%.
- N: 0,25%.
- Si: 1%.
- C: 0,15 %.
=>Xem báo giá inox 201 mới nhất tại đây.
2.3. Inox 316/316L
Inox 316 là loại Inox chứa molypden tiêu chuẩn, nó phổ biến thứ hai trong các loại inox sau Inox 304 trong số các loại thép không gỉ dòng Austenitic. Molypđen làm cho 316 chống ăn mòn tổng thể tốt hơn, khả năng chịu mòn tốt hơn 304, đặc biệt là đề kháng cao hơn với các vết rỗ và kẽ hở ăn mòn trong môi trường clorua. Thành phần của mác thép không gỉ này bao gồm Sắt, Carbon, Crom, Niken, Mangan, Phốt Pho, …
Inox 316 còn có một anh em là mác Inox 316L với hàm lượng Carbon thấp hơn. Mác thép này được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng, kiến trúc, giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp. Đặc điểm nổi bật khiến mác thép này được ưa chuộng nhiều là khả năng xử lý nhiệt mối hàn rất tốt.
2.4. Tấm inox
Tấm inox là vật liệu thép không gỉ chuyên dùng để trang trí nội ngoại thất hoặc ứng dụng vào các lĩnh vực quảng cáo. Ngoài những đặc tính nổi bật của inox, chúng còn được đánh giá cao ở tính thẩm mỹ và nghệ thuật.
Inox trang trí rất đa dạng mẫu mã và màu sắc. Chúng được làm từ nhiều mác thép khác nhau, vì vậy mà thông số kỹ thuật cũng không giống nhau.
-
Mác thép: Inox 201, inox 304, inox 316.
-
Chủng loại: TISCO, POSCO, LISCO.
-
Chứng nhận tiêu chuẩn: TUV, SGS, BV, ISO.
-
Độ bóng: 2B/BA/8K/No4-HL-No.1.
-
Độ dày và chiều dài: Đa dạng, theo yêu cầu khách hàng.
-
Tiêu chuẩn: TCVN ISO: 9001:2008/ISO 900:2008.
-
Ứng dụng: Trang trí nội ngoại thất, phụ kiện, trang sức, biển hiệu, khắc chữ,…
=> Tham khảo báo giá tấm inox tại đây.
3. Các đặc tính cơ bản của inox
Với những ưu điểm dưới đây, inox đã giúp cho chúng ta hiểu được lý do vì sao vật liệu này ngày càng được tin dùng đến vậy:
- Inox có độ dẻo rất lớn
- So với các kim loại khác thì inox có độ cứng và độ bền vượt trội hơn rất nhiều.
- Tốc độ hóa bền rèn của inox rất cao
- Inox có độ bền nóng vượt trội nên có khả năng chịu sự ăn mòn rất tốt
- Có độ dẻo dai cực tốt dù cho đang ở mức nhiệt độ thấp
- Có phản ứng từ kém hơn các kim loại khác.
4. Ứng dụng của inox
Với những ưu điểm của mình, không quá khó hiểu khi inox được ứng trong rất nhiều lĩnh vực đời sống:
- Ứng dụng trong hoạt động xây dựng
- Ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp hóa dầu, chế tạo máy bay…
- Sử dụng để chế tạo đồ dùng hằng ngày như dụng cụ nấu ăn, dao, kéo, máy móc gia dụng…
- Đặc biệt, trong chế biến và bảo quản thực phẩm thì inox cũng được tin dùng với khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
5. Cách nhận biết inox thật và giả
Việc biết cách phân biệt inox thật giả sẽ giúp chúng ta trở thành những khách mua hàng thông minh. Khi giá inox được bán khá cao trên thị trường thì cũng không thể tránh khỏi những người lợi dụng đưa vào các sản phẩm inox để nhằm kiếm lợi nhuận. Một số đặc điểm có thể giúp nhận biết inox thật như sau:
+ Màu sắc của inox thật thường bóng sáng, hơi đục, nhẵn, mịn còn inox giả bề mặt sáng mờ, ít nhẵn hơn.
+ Inox tốt thường không có từ tính hoặc sẽ rất ít. Vì vậy, khi đưa nam châm gần nó sẽ không hút hoặc hút rất nhẹ. Còn những inox giả sẽ dễ hút nam châm hơn do thường được pha quá nhiều tạp chất.
+ Bề mặt inox thật sẽ ít bị đen. Khi dùng axit nóng 70 độ để thử, inox thật sẽ không xảy ra vấn đề gì, màu sắc vẫn sẽ được giữ nguyên. Ngược lại, nếu là inox mạ thì bề mặt sẽ rất nhanh chóng bị gỉ đen.